THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Mã chuyên ngành: 8380107   

1. Về kiến thức: Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế nhằm tiếp tục nâng cao những kiến thức pháp lí đã được cung cấp ở bậc đại học cho học viên, cung cấp cho học viên những kiến thức pháp lí đặc biệt chuyên sâu về Luật kinh tế thông qua những chuyên đề lớn như: pháp luật kinh tế chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường; luật thương mại; hợp đồng mua bán ngoại thương; tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động; sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; pháp luật về bảo hiểm; pháp luật về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội…
2. Về năng lực: Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành luật kinh tế, học viên cao học có thể sử dụng những kiến thức và kĩ năng được đào tạo để đảm nhận nhiều cương vị công tác khác nhau như:
 – Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật, các viện, trung tâm nghiên cứu luật;
– Làm công tác thực tiễn tại các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp khác trong bộ máy nhà nước như: Quốc hội, Chính phủ, hệ thống tòa án, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan quản lí kinh tế khác;
– Làm công tác quản lí hoặc công tác thực tiễn khác trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
– Làm việc trong các công ty luật, các văn phòng luật sư, tổ chức trọng tài…
3. Về kĩ năng: Chương trình nhằm đào tạo cho học viên cao học những kĩ năng nghiên cứu một cách độc lập trong lĩnh vực luật kinh tế. Có khả năng giải quyết những vấn đề lớn đồi hỏi phải có kiến thức sâu rộng và sự vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.
4. Về nghiên cứu: Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế nhằm đào tạo và hướng cho học viên những hướng nghiên cứu chính sau đây:
+ Những vấn đề lí luận và thực tiễn về tổ chức kinh doanh
+ Những vấn đề lí luận và thực tiễn về hợp đồng
+ Những vấn đề lí luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
+ Những vấn đề về pháp luật phá sản
+ Những vấn đề lí luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp lao động
+ Những vấn đề lí luận và thực tiễn về việc xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội;
+ Những vấn đề lí luận và thực tiễn về thị trường chứng khoán ở Việt Nam
+ Những vấn đề lí luận và thực tiễn về thị trường bất động sản
+ Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ..

Thông báo tuyển sinh Thạc sỹ ngành Luật Kinh tế năm 2019 như sau:        

Đối tượng và điều kiện dự thi
1. Về văn bằng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành, ngành phù hợp với chuyên ngành thi tuyển
b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành thi tuyển (phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi)
2. Có lý lịch bản thân rõ ràng và đủ sức khỏe để học tập
3. Thời gian đào tạo: 2 năm
4. Hình thức đào tạo: Đào tạo chính quy
5. Bằng tốt nghiệp: Đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp, học viên được cấp bằng thạc sĩ chuyên ngành theo học, hình thức đào tạo chính quy
6. Học phí, lệ phí
– Lệ phí thi: 500.000 đồng/môn thi
– Học phí học chuyển đổi và bổ sung kiến thức theo tín chỉ: Theo quy định của Trường và được thông báo khi thí sinh đăng ký dự thi
7.  Yêu cầu về môn Tiếng anh
Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn môn thi tiếng Anh:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành.
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng.
c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài
d) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực tương đương trình độ B1 trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
8. Hồ sơ tuyển sinh:
Hồ sơ tuyển sinh theo mẫu chung của Trường phát hành, gồm:
–  Phiếu đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ
–  Sơ yếu lý lịch (có xác nhận hợp pháp và dấu giáp lai ảnh)
–  Bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm đại học
–  Bản sao công chừng Giấy khai sinh
–  Giấy khám sức khỏe (trong vòng 06 tháng)
–  Bảng điểm chuyển đổi (nếu có)
–  02 phong bì (dán tem, ghi rõ tên và địa chỉ sau ảnh)
–  04 ảnh (3x4cm) (trong vòng 6 tháng, ghi rõ họ tên, ngày tháng, nơi sinh sau ảnh)
–  Bản sao giấy chứng nhận ưu tiên trong tuyển sinh
9. Học bổ sung kiến thức
Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành đào tạo phải học bổ sung kiến thức ngành của chương trình đại học trước khi dự thi. Học viên phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với hệ đại học của trường.
10. Đối tượng và chính sách ưu tiên
Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
11. Thời gian tuyển sinh
– Thời gian nhận hồ sơ:
+ Đợt 1: Từ 28 tháng  3 năm 2019 đến 01 tháng 5 năm 2019
+ Đợt 2: Từ 15 tháng 7 năm 2019 đến 15 tháng 9 năm 2019
12. Các môn thi tuyển: 

– Môn thi cơ bản: Luật thương mại

– Môn thi cơ sở: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

– Môn thi ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc (trình độ B1 bậc 3/6)

13. Địa chỉ phát hành và tiếp nhận hồ sơ:
Địa chỉ: Phòng 700A Tầng 7 – Số 1 Hoàng Đạo Thúy, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội.
              Tầng 1, Phòng 101, Số 306 Trần Phú, P8, Q.5, Tp.Hồ Chí Minh
Hotline Zalo Facbook
0902.158.007 0902158007 Chát với tôi trên Facebook
096.101.3088 0961013088 Chát với tôi trên Facebook
0967.860.366 0967860366 Chát với tôi trên Facebook
Mail: vienphattrien@gmail.com
Thông tin chi tiết xem tại: https://vienphattrien.vn
CÁC ĐỐI TÁC ĐÀO TẠO
  • Hỗ trợ sinh viên ở xa
  • Mở lớp tại địa phương 
  • Hình thức đào tạo linh hoạt: Chính quy, Vừa học vừa lam, Từ xa...

PHỤ LỤC VÀ GIẢI THÍCH

Phụ lục 1: Khái niệm ngành đúng, phù hợp, ngành gần và ngành khác

1.Ngành đúng, ngành phù hợp: thỏa mãn một trong hai trường hợp sau đây: 

 -Tên chuyên ngành tốt nghiệp đại học trùng tên với tên chuyên ngành đăng ký dự thi thạc sĩ

– Hoặc nội dung chương trình đào tạo đại học khác nhau dưới 10% so với chương trình đạo tạo đại học chuyên ngành tương ứng

2. Ngành gần: thỏa mãn 1 trong 2 trường hợp sau đây

– Tên chuyên ngành tốt nghiệp đại học khác tên chuyên ngành dự thi thạc sĩ nhưng thuộc một trong các nhóm ngành học hoặc các nhóm ngành thuộc lĩnh vực học

– Hoặc nội dung chương trình đào tạo đại học khác nhau từ 10%-40% so với chương trình đào tạo đại học chuyên ngành tương ứng của trường 

3. Ngành khác: ngoài ngành gần đúng, phù hợp và ngành gần ở trên và có thời lượng của chương trình đào tạo đại học khác nhau trên 40% so với chương trình đào tạo đại học.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TỔNG ĐÀI0902.158.007